Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Indonesia: “Indo-Thái Bình Dương cần Hiệp ước để duy trì hòa bình”
ndonesia vừa đề xuất cộng đồng khu vực nên tiến tới một hiệp ước để hướng các quốc gia châu Á và Thái Bình Dương đi theo con đường giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và tránh dùng vũ lực chống lại nhau.

 


Trong cuộc phỏng vấn với tờ Jakarta Globe, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa cho biết Indonesia đã thúc đẩy ý tưởng có tên gọi Hiệp ước Indo-Thái Bình Dương (khu vực giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương). Lí do dẫn tới ý tưởng này là hiện nay Indonesia cùng 9 quốc gia thành viên khác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là tâm điểm của các mối quan hệ đầy sôi động trong khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương và nếu xảy ra xung đột thì các quốc gia ASEAN sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp.  


 


Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa.

 

Ông Marty cho biết Indonesia đã đề ra một sáng kiến nhằm tránh một cuộc xung đột xảy ra trong khu vực, ý tưởng về cơ chế phòng ngừa và giải quyết xung đột.

 

“Chúng ta phải trở thành một quốc gia nhào nặn nên thực tế. Chúng ta không muốn chỉ ứng phó một cách thụ động trên con đường phát triển”, ông nói.

 

Ngoại trưởng Marty cho hay ASEAN chọn  mục tiêu là khối quốc gia trung tâm và dẫn đầu.

 

“Nhưng để có thể ở vị trí trung tâm và dẫn đầu, chúng ta phải có tầm nhìn. Chúng ta phải có tư duy “Người dẫn đầu sẽ đưa mọi người đến đâu?”. Chúng ta không thể chỉ đơn giản để mình cuốn trôi vào dòng nước mạnh nhưng lại chẳng đi tới đâu hay chỉ ngồi sau tay lái và không bao giờ khởi động xe để đi tới đích”, ông Marty nói.

 

Ông cho rằng Indonesia và các quốc gia ASEAN cần phải dự đoán trước thách thức, dù cho thách thức đó có thể chưa hiện hữu ngay trước mắt.

 

Ông Marty cho rằng trong nhiều thập kỷ qua, khu vực Indo- Thái Bình Dương là môi trường hòa bình và ổn định, giúp các quốc gia trong khu vực phát triển tới sự thịnh vượng. Do trong khu vực không có xung đột nên các nước mới có thể tập trung vào phát triển kinh tế.

 

“Hiện nay tất cả chúng ta đang gặt hái thành quả của thực tế đó. Chúng ta có thể thấy rằng hiện các nền kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương đã trở thành các nền kinh tế năng động nhất thế giới trong lúc các nền kinh tế ở những khu vực khác đang chịu ảnh hưởng tiêu cực”, Ngoại trưởng Marty nói.

 

Tuy nhiên, ông cho biết quan điểm của Indonesia là các nước trong khu vực không nên chủ quan mà cần nỗ lực hơn nữa trong việc đầu tư và duy trì môi trường hòa bình mà khu vực vẫn có được bấy lâu nay.

 

Những nguồn gốc dẫn tới xung đột

 

Ông Marty cho biết ông nhận thấy khu vực đang có một mô hình phát triển đầy mỉa mai.

 

“Cùng với sự thịnh vượng về kinh tế mà các quốc gia trong khu vực đang hưởng thụ là chủ nghĩa dân tộc hiếu chiến đang được khôi phục và yếu tố đó không mang tính xây dựng mà thậm chí còn trở thành nguồn gốc của xung đột trong khu vực”, ông nói.

 


Khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang đối mặt với nguy cơ xung đột do các cuộc tranh chấp chủ quyền.

 

Ông chỉ ra 3 nguồn gốc của xung đột cần phải được tính trước và giải quyết.

 

Trước tiên là sự thiếu tin tưởng lẫn nhau, nổi bật là các cuộc tranh chấp và xung đột giữa một số quốc gia và trong nội bộ các quốc gia như bán đảo Triều Tiên và Myanmar.

 

“Trên thực tế, một số khu vực hoặc tiểu khu vực không có sự tin tưởng lẫn nhau và như các bạn đã chứng kiến, một số nơi sự thiếu tin tưởng còn ở mức độ vô cùng gay gắt. Về bán đảo Triều Tiên, đó là ví dụ về sự thiếu tin tưởng kinh điển nhất và lên tới đỉnh điểm”, ông nhận xét.

 

Về Myanmar, ông Marty cho rằng khu vực cần phải giúp giải quyết tình hình nội bộ của nước này.

 

“Các quốc gia bên ngoài đã tỏ ra thiếu sự tin tưởng đối với những gì đang xảy ra trong nội bộ Myanmar. Bản thân Myanmar là một nhân tố thiếu tin tưởng vì thế Indonesia cho rằng chúng ta phải giải quyết vấn đề thiếu hụt niềm tin này một cách có chủ ý hơn”, Ngoại trưởng Marty đề xuất.

 

Con đường thứ hai có thể dẫn tới xung đột là vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ như tranh chấp trên Biển Đông, biển Hoa Đông và các cuộc tranh chấp biên giới trên bộ khác.

 

“Thực tế là các cuộc tranh chấp lãnh thổ trong khu vực chúng ta vẫn chưa được giải quyết. Nếu chúng ta không có phương tiện để giải quyết các cuộc tranh chấp này một cách nghiêm tục thì có thể nhìn thấy trước rằng chúng sẽ vượt ra ngoài tầm kiểm soát và sau đó những biến cố nhỏ sẽ rơi vào vòng xoáy trở thành khủng hoảng lớn”, ông nói.

 

Ông Marty cho rằng các quốc gia đang bỏ ngoài tai ý kiến của nhau và cố tình tạo ra lí do gây xung đột, khiến khu vực bất ổn.

 

“Chúng ta có thể dễ dàng hình dung rẳng sẽ có sự tính toán sai làm do các nước nhận định sai về ý đồ của nhau và điều đó có thể gây ra một cuộc khủng hoảng rất lớn. Đó là lí do tại sao chúng ta cần phải giải quyết các vấn đề này bằng cách củng cố cam kết của các quốc gia giải quyết tranh chấp một cách hòa bình”, ông nói.

 

Cuối cùng, theo ông Marty, cán cân quyền lực trong khu vực đang thay đổi và các cường quốc như Hoa Kỳ và Trung Quốc đều muốn tăng tầm ảnh hưởng của mình với các nước nhỏ hơn.

 

“Chúng ta phải cân nhắc để chọn lựa giữa Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ và Nhật Bản. Vô hình chung chúng ta đi tới kết luận rằng sự trỗi dậy của nước này là sự đánh đổi lợi ích của quốc gia khác. Có vẻ như chúng ta đang trở về tư duy của thời kì Chiến tranh lạnh, tư duy rằng khi một cường quốc mới xuất hiện, phải có cán cân quyền lực mới hay là một liên minh quyền lực chống lại cường quốc đó”, ông nói.

 

Ông Marty cho biết đã có ý kiến cho rằng tư duy kiểu Chiến tranh lạnh quay trở lại có thể gây ra các cuộc xung đột mới trong khu vực.

 

“Bây giờ chúng ta cần phải xây dựng và áp dụng một mô hình mới. Quan điểm của Indonesia là chúng ta phải tránh để tình trạng một quốc gia thống trị khu vực. Chúng ta phải tạo ra sự cân bằng thông qua con đường thúc đẩy an ninh, thịnh vượng và ổn định chung”, ông nói.

 

Indo – Thái Bình Dương cần một hiệp ước có tính ràng buộc

 

Ông Marty cho rằng trước những thách thức trên, khu vực cần phải có các qui định giúp điều phối mối quan hệ giữa các nước trong khu vực.

 


Theo Indonesia, khu vực Indo-Thái Bình Dương cần một hiệp ước để duy trì hòa bình.

 

“Chúng tôi tin rằng đã đến lúc phải suy nghĩ về một hiệp ước có tính ràng buộc cho khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, điều quan trọng là đưa mô hình ASEAN ra áp dụng cho khu vực rộng lớn hơn”, ông Marty nói.

 

Ngoại trưởng Indonesia cho rằng ASEAN đã tìm cách chung sống hòa bình qua thời kì Chiến tranh lạnh cũng như hậu chiến tranh lạnh, tập trung vào phát triển kinh tế giúp cả khu vực trở thành nguồn động lực cho sự phát triển toàn cầu.

 

Khối ASEAN đã tạo ra các công cụ luật pháp, trong đó có Hiệp ước về hữu nghị và hợp tác (TAC) nhằm đảm bảo giải quyết các cuộc tranh chấp một cách hòa bình và tránh sử dụng vũ lực.

 

Ông Marty cho rằng khu vực Indo-Thái Bình Dương cần một hiệp ước tương tự cho hợp tác, tập trung vào xây dựng niềm tin, an ninh chung và cơ chế giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.

 

“Đây là một công cụ mà các quốc gia có thể xây dựng theo thời gian và không cần phải làm tất cả cùng một lúc. Tuy nhiên, cần xây dựng công cụ này để các quốc gia có thể dần chấp nhận nó”, ông Marty nói.

 

Ông Marty cho biết ông đã đề xuất ý tưởng về Hiệp ước Indo-Thái Bình Dương tại một số sự kiện quốc tế và thảo luận ý tưởng này với các bộ trưởng từ các quốc gia ASEAN và ngoài ASEAN.

 

“Cần phải thảo luận kĩ lưỡng về ý tưởng này. Nhưng cho tới nay tôi chưa thấy ai phản đối cả”, ông Marty cho biết.

 

Một nhà ngoại giao cho biết, khi ông Marty đưa ra ý tưởng này trong một diễn đàn vừa diễn ra ở Indonesia, Hoa Kỳ nhanh chóng đồng ý với ý tưởng này về mặt nguyên tắc. Tuy nhiên, một học giả cho rằng việc Hoa Kỳ nhanh chóng chấp nhận ý tưởng này có thể khiến Trung Quốc khó chịu và có thể cho rằng đề xuất này là một động thái nhằm kiềm chế nước này.

 

“Mấu chốt để hiệp ước này trở thành hiện thực là sự chấp thuận của Trung Quốc”,  Aleksius Jemadu, Giám đốc Đại học khoa học xã hội và chính trị thuộc Đại học Pelita Harapan (Indonesia), nhận định.

 

“Indonesia cần phải thuyết phục các nước rằng hiệp ước này không phải là một công cụ để kiềm chế ai mà sẽ có lợi cho tất cả các quốc gia trong khu vực. Trong số các quốc gia trong khu vực, Indonesia  là quốc gia đủ lớn, có tư tưởng trung lập và có tư duy ngoại giao để thuyết phục các cường quốc chấp nhận đề xuất của mình. Xây dựng hòa bình trong khu vực sẽ chẳng có hại  gì cả”, ông nói. 
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (04-05-2024)
    Tổng thống Ukraine Zelensky nói xung đột với Nga đang bước vào giai đoạn mới (04-05-2024)
    Anh lên tiếng về việc điều binh sĩ NATO tới Ukraine (04-05-2024)
    Ukraine tăng cường đánh phá Nga bằng khí cầu để làm cạn kiệt tên lửa (04-05-2024)
    Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng (03-05-2024)
    Phương Tây tiếp tục viện trợ vũ khí cho Ukraine, Nga phản ứng mạnh (03-05-2024)
    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du châu Âu (03-05-2024)
    Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung (01-05-2024)
    Trung Quốc chạy thử nghiệm tàu sân bay thứ ba (01-05-2024)
    Haiti có Thủ tướng mới (01-05-2024)
    Israel không chấp nhận yêu cầu chấm dứt chiến tranh (01-05-2024)
    Israel sẽ tấn công vào Rafah bất kể có đạt được thỏa thuận ngừng bắn hay không (30-04-2024)
    Ukraine dùng tên lửa Mỹ tấn công cầu Crimea? (30-04-2024)
    Ukraine 'thách thức' Mỹ khi vẫn tấn công nhà máy lọc dầu Nga? (30-04-2024)
    Thái Lan thu hút lượng lớn khách du lịch Trung Quốc (30-04-2024)
    Mỹ và Anh kêu gọi phong trào Hamas cân nhắc đề xuất ngừng bắn 40 ngày (29-04-2024)
    Mỹ-Saudi Arabia gần hoàn tất thỏa thuận về bình thường hóa quan hệ với Israel (29-04-2024)
    Ngoại trưởng Ai Cập: Chỉ có Mỹ mới có thể phá vỡ vòng xoáy bạo lực ở Gaza (29-04-2024)
    Đức bắt đầu xét xử vụ án âm mưu đảo chính bạo lực, tấn công Quốc hội (29-04-2024)
    Ukraine tuyên bố phá hủy hai đoàn tàu nằm sâu trong lãnh thổ Nga (29-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Chiến hạm Trung Quốc đi trọn vòng quanh Nhật Bản (04-08-2013)
    Trung Quốc: Paris ‘nhái’ đã thành ‘bóng ma’ thật (03-08-2013)
    Báo Nga bình luận việc trao qui chế tạm trú cho Snowden (03-08-2013)
    Pháp: ASEAN là trọng tâm trong chiến lược hướng đông (03-08-2013)
    Nước Anh từng có kế hoạch đối phó Thế chiến III (02-08-2013)
    Nga chính thức cho Snowden tị nạn 1 năm (02-08-2013)
    Người tiết lộ tài liệu mật cho WikiLeaks đối mặt 136 năm tù (31-07-2013)
    Thấy gì từ chuyến đi Đông Nam Á của Thủ tướng Nhật? (30-07-2013)
    Sắp diễn ra Thượng đỉnh Trung-Nhật  (30-07-2013)
    Hai đoàn tàu đâm trực diện ở Thụy Sĩ (29-07-2013)
    Dựa vào Iran và cái giá phải trả của Assad (29-07-2013)
    Campuchia: Đảng CPP giành thắng lợi bầu cử Quốc hội khóa V (28-07-2013)
    Trung - Triều lạnh nhạt vì Hàn Quốc? (28-07-2013)
    7 người chết trong vụ bắt cóc con tin ở Mỹ (27-07-2013)
    Người Campuchia bỏ phiếu bầu quốc hội (27-07-2013)
    Trung Quốc đưa yêu sách đường 10 đoạn (27-07-2013)
    Triều Tiên duyệt binh rầm rộ khoe tên lửa, máy bay (27-07-2013)
    Quan hệ Việt - Mỹ đi vào chiều sâu (27-07-2013)
    Ai Cập: Hàng trăm người biểu tình mất mạng (27-07-2013)
    Nhật giúp Philippines đối đầu Trung Quốc (27-07-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152893640.